Phân biệt cá dĩa hoang dã – Phân loại cá dĩa hoang dã
Tài liệu hướng phân loại các dòng cá dĩa hoang dã
Hiệp Hội Cá Dĩa Bắc Mỹ (NADA-North American Discus Assocciation)
Lớp 1 – Cá dĩa heckel (heckel discus)
Lớp 2 – Cá dĩa nâu (brown discus)
——— Alenquer Red
Lớp 3 – Cá dĩa lam (blue discus)
Lớp 4 – Cá dĩa lục (green discus)
Biến thể: dĩa heckel (heckel discus)
Màu gốc: nâu (brown)
Màu: lam & đỏ
Can: 9
Mắt: bán (semi-round) đỏ hoặc đen
Phân bố: Rio Negro, Rio Abacaxis, Rio Madiera, Rio Nhamunda
Đặc điểm:
1) Đa số cá thể có can 1 (mắt), 5 (giữa thân) và 9 (gốc đuôi) đậm. Can 5 thường to hơn nhiều so với các can khác.
2) Chỉ lam ngang, đơn giản phân bố toàn thân.
3) Chỉ ở vùng D thường rất nhạt so với vùng đầu, vây lưng và vây hậu môn. Đôi khi lưng không có chỉ, thay vào đó là mảng lam đơn sắc (hình 10).
4) Một số cá thể có nền tươi và đốm ở nắp mang (hình 18).
5) Một số cá thể có nền đỏ (còn gọi là red heckel, red discus, pompadour fish).
6) Cá dĩa heckel nổi tiếng khó nuôi hơn các biến thể cá dĩa khác; chúng đòi hỏi độ pH thấp, nước mềm và ấm. Cá dĩa thuần dưỡng hầu như không có quan hệ huyết thống với cá dĩa heckel (mà với cá dĩa lam, dĩa nâu và dĩa lục)
Biến thể: cá dĩa nâu (brown discus)
Màu gốc: nâu (brown)
Màu: lam
Can: 9
Mắt: bán (semi-round) đỏ
Phân bố: Alenquer, Belem, Madiera, Rio Tocantis, Rio Xingu, Santarem
Đặc điểm:
1) Màu nâu ở vùng D và một số chỉ lam trên đầu, vây lưng và vây hậu môn.
2) Chỉ trên đầu thường nằm ngang.
3) Viền lam sẫm có thể xuất hiện trên vây lưng và vây hậu môn.
Biến thể: alenquer red (một biến thể từ cá dĩa nâu)
Màu gốc: nâu (brown)
Màu: lam, vàng & đỏ
Can: 9
Mắt: bán (semi-round) đỏ
Phân bố: Alenquer
Đặc điểm:
1) Tông màu đỏ sẫm ở vùng D và một số chỉ lam trên đầu, vây lưng và vây hậu môn.
2) Chỉ trên đầu thường nằm ngang.
3) Viền lam sẫm có thể xuất hiện trên vây lưng và vây hậu môn.
4) Đa số cá thể có can mắt đậm và mắt ô-van.
5) Đa số cá cái thường đỏ hơn cá đực.
Biến thể: dĩa lam (blue discus)
Màu gốc: nâu (brown)
Màu: lam
Can: từ 8 đến 16
Mắt: bán (semi-round) đỏ
Phân bố: Alenquer, Madiera, Maracana, Nhamunda, Terra Santa, Uatuma
Đặc điểm:
1) Vùng D màu nâu như cá dĩa nâu.
2) Chỉ lam trên đầu, vây lưng và vây hậu môn thường tươi và nhiều hơn (lan qua vai) so với cá dĩa nâu.
3) Chỉ trên đầu thường nằm ngang.
4) Can mắt thường đậm.
5) Viền lam sẫm có thể xuất hiện trên vây lưng và vây hậu môn.
6) Màu sắc và số lượng can đa dạng (8-16).
Biến thể: cá dĩa lục (green discus hay spotted green classic)
Màu gốc: nâu (brown)
Màu: lục, đỏ & vàng
Can: 9
Mắt: bán (semi-round) đỏ
Phân bố: Tefé, Bauana
Đặc điểm:
1) Biến thể này có một ít chỉ lục trên đầu, vây lưng và vây hậu môn.
2) Đốm nhỏ thường xuất hiện ở vùng D và đôi khi trên cả vây hậu môn.
3) Hầu hết cá thể khi trưởng thành đều có bụng màu vàng.
4) Can mắt hiện rõ kể cả khi cá trưởng thành.
5) Đa số cá thể đều có một số chỉ ngang trên vai.
6) Một số đốm màu đỏ nhưng đa phần có màu cam.
7) Viền lam sẫm có thể xuất hiện trên vây lưng và vây hậu môn.
Tên khoa học
Trước năm 2006
– Năm 1840, tiến sĩ Johann Jacob Heckel phát hiện cá dĩa heckel (heckel discus – Symphysodon discus discus) ở Manuas, lưu vực sông Đen (Rio Negro), trung tâm Brazil.
– Măm 1904, Pellegrin phát hiện cá dĩa lục (green discus – Symphysodon aequifasciatus aequifasciatus) ở hồ Tefe, và các vùng Coari, Nanay và Japura ở lưu vực sông Amazon thuộc Peru và Brazil.
– Năm 1960, Schultz phát hiện cá dĩa nâu (brown discus – Symphysodon aequifasciatus axelrodi) ở Belem và sông Urubu, gần cửa sông Amazon.
– Năm 1960, Schultz phát hiện cá dĩa lam (blue discus – Symphysodon aequifasciatus haraldi) ở gần Manuas, các sông Purus và Manacapuru, Brazil cũng như Leticia, Peru.
– Năm 1981, Burgess phát hiện biến thể nhạt màu hơn của cá dĩa heckel (Symphysodon discus willischwartzi) ở Abacaxis (một nhánh của sông Madeira), Brazil.
Tổng cộng có hai loài (Symphysodon discus và Symphysodon aequifasciatus) và năm phân loài cá dĩa được xác định dựa trên đặc điểm hình thái và vùng phân bố.
Sau năm 2006
Những nghiên cứu dựa trên phân tích gien cá dĩa hoang dã được thực hiện bởi Ready & đồng sự (2006) và Bleher & đồng sự (2007) đã phần nào hé lộ bí mật về các loài cá dĩa hoang dã:
– Có ba loài cá dĩa là cá dĩa lục (Symphysodon aequifasciatus), cá dĩa heckel (Symphysodon discus) và cá dĩa lam/nâu (Symphysodon haraldi). Như thông lệ, tên khoa học sẽ được cập nhật theo nghiên cứu mới nhất (2007).
– Đúng như nhận định về “một số loài cá dĩa lam chẳng qua là biến thể sặc sỡ hơn của cá dĩa nâu”, hiện tại cá dĩa lam và cá dĩa nâu được coi là các biến thể cùng loài.
– Nhóm cá dĩa lục ở thượng nguồn phân lập với các nhóm cá dĩa heckel và cá dĩa lam/nâu ở hạ nguồn sông Amazon thông qua eo Purus. Tuy nhiên, một số cá thể dĩa lục có hình thái tương tự như cá dĩa lam (hiện tượng tiến hóa hội tụ).
– Không có phân loài cá dĩa nào tồn tại.
– Có hiện tượng lai tạp tự nhiên giữa cá dĩa heckel Symphysodon discus với cá dĩa lam/nâu Symphysodon haraldi (tạo ra những cá thể “lỡ cỡ” về hình thái và di truyền).
Lai tuyển chọn hoặc đột biến từ cá dĩa hoang dã
Bông xanh (brilliant/blue turquoise): được lai tuyển chọn từ cá dĩa lam với đặc điểm chỉ lam phủ toàn thân trên nền nâu đỏ. Dòng cá này bắt nguồn từ nhà lai tạo người Mỹ Jack Wattley.
> Lam phấn (blue diamond): được các nhà lai tạo Malaysia lai tuyển chọn từ cá bông xanh vào năm 1990.
> Lam Đức (cobalt): lai tuyển chọn từ cá dĩa bông xanh từ những năm 1970.
>> Ocean green: đột biến từ lam đức vào năm 1992 tại Malaysia.
>> Blue cover: đột biến từ lam đức vào năm 1992 tại Malaysia.
Bông đỏ (red turquoise): lai tuyển chọn từ cá dĩa lam với đặc điểm chỉ lam nhạt phủ toàn thân trên nền nâu đỏ. Dòng cá này bắt nguồn từ tiến sĩ Edward Schmidt-Focke, người Đức.
> Cá dĩa bồ câu (pigeon blood): được nhà lai tạo Thái Lan Kitti Phanaitthi lai tuyển chọn từ cá dĩa bông đỏ vào năm 1991.
Red spotted green: lai tuyển chọn từ cá dĩa lục với đặc điểm đốm đỏ.
> Cá dĩa beo (leopard skin): được các nhà lai tạo Hồng Kông lai tuyển chọn từ red spotted green vào năm 1993.
Dĩa ma (ghost): đột biến từ cá dĩa nâu, phát hiện vào năm 1988.
Golden discus: đột biến từ cá dĩa nâu, do nhà lai tạo Kim Keng How, Malaysia, phát hiện vào năm 1990. Cá golden có nền vàng kim, chỉ trắng trên đầu và các vây, mắt đen, vây ngực và đuôi trong suốt. Dòng này có gien hạn chế hắc sắc tố, được dùng để “tẩy” cho các dòng cá muối tiêu chẳng hạn như bồ câu (pigeon blood).
San Merah: đột biến từ cá dĩa nâu do nhà lai tạo See Chow San, Singapore phát hiện vào năm 1992.
Virgin red: đột biến từ cá dĩa nâu vào năm 1993 tại Malaysia.
Da rắn (snakeskin): đột biến từ cá dĩa hoang (không rõ nguồn gốc) với 14 can do các nhà lai tạo Malaysia và Thái Lan phát hiện từ năm 1994. Những cá thể này có chỉ rất mỏng và mịn.
Bạch ngọc (snow white): đột biến từ cá dĩa nâu, do nhà lai tạo Robert Chin, Malaysia, phát hiện vào năm 1995. Cá bạch ngọc có màu trắng trong suốt toàn thân và mắt đen.
Bạch tạng (albino): đột biến từ cá dĩa hoang alenquer red vào năm 2000. Cá bạch tạng khiếm khuyết hắc sắc tố ở mắt (con ngươi đỏ) và toàn thân.
Từ những dòng đột biến và lai tuyển chọn cơ bản này phát sinh ra vô số các biến thể cá dĩa như chúng ta thấy ngày nay.